Trong bất cứ 1 kì thi nào cũng gồm 2 phần :
1. HỌC THUẬT : gồm kiến thức tiếng anh của bạn, kiến thức bạn hiểu Format bài thi, kiến thức của từng phần và từng loại nhỏ trong mỗi phần…
2. CHIẾN THUẬT : Gồm các kĩ năng bạn cần phải có và làm theo để bạn đạt hiệu quả cao nhất có thể: Time management, Tips for high score…
* HỌC THUẬT :Tần suất xuất hiện của từng loại ảnhPart 1 thường yêu cầu miêu tả con người, sự vật và phong cảnh có trong bức ảnh. Câu hỏi miêu tả người chiếm khoảng 7/10, 3 câu còn lại yêu cầu miêu tả bối cảnh hoặc sự liên hệ giữa bối cảnh và con người.
Cấu trúc thường gặp
Vì câu hỏi hình ảnh đơn thuần yêu cầu miêu tả đúng những gì ta thấy trong bức ảnh nên cấu trúc được dùng tương đối đơn giản. Dưới đây là những cấu trúc thường được dùng trong phần này.
Tần suất xuất hiện cao nhất: Chủ ngữ + be + V-ing 1 There + be + chủ ngữ +V-ing
Tần suất xuất hiện cao thứ nhì: Chủ ngữ + be + p.p.
Tần suất xuất hiện cao thứ ba: Chủ ngữ + be + cụm giới từ
Tần suất xuất hiện cao thứ tư: There is [are] + chủ ngừ + cụm giới tử
Tần suất xuất hiện cao thứ năm: Chủ ngữ + have been + p:p.
Tần suất xuất hiện cao thứ sáu: Chủ ngữ + be + being + p.p.
Tần suất xuất hiện cao thứ bảy. Chủ ngữ + get/have + con người/ sự vật + p.p.
* Trường hợp “get/have + … + p.p.”: Đây là cấu trúc chỉ sự “nhờ vả”) thường xuất hiện ở dạng passive.
Ví dụ: get one’ hair cut nghĩa là (đi) cắt tóc, get the car repaired nghĩa là mang xe đi (để thợ) sửa. Bạn nên lưu ý cấu trúc này từ giờ về sau.Đa dạng trong cách diễn đạt
Bước l: Đặt câu hỏi theo lối phổ biến nhất• Các câu hỏi đầu trong Part 1 thường nhằm vào phần trọng tâm của bức ảnh.
Bước 2: Đa dạng hóa các cách diễn đạt với độ khó dần tăng lên. Cũng với một tình huống hay động tác nhưng người ta sử dụng những cách diễn đạt khó hơn nên độ khó tăng lên.
Ví dụ: The woman is talking on the phone.–> The woman is conducting a phone conversation.
Bước 3: Gia tăng các khái niệm bao quát và nhấn mạnh các chi tiết nhỏ• Các bạn cần lưu ý là có khi đáp án đúng không phải là câu miêu tả trọng tâm của bức ảnh.
Ví dụ: Hình ảnh mọi người băng qua đường trên vạch dành cho người qua đường
People are crossing the crosswalk.–> White lines are painted on the road.Ở đây, câu miêu tả trở nên chi tiết hơn, dùng những từ cụ thể hơn.
Ví dụ: Hình ảnh một người đàn ông đang điều khiển xe nâng (forklift)He is operating heavy machinery.Ở đây, câu miêu tả trở nên bao quát hơn (the man –> someone).–> Someone is working on a machine.
*CHIẾN THUẬT:
Tại sao lại tập trung vào phát âm?
Part 1 được xem là dễ nhất trong 7 part của bài thi TOEIC.
Tuy nhiên,ở NewTOEIC số lượng câu hỏi giảm xuống còn 10 câu và có thêm nhiều giọng đọc khác ngoài giọng Mỹ,nên độ khó cũng tăng lên.Thí sinh không quen với giọng Anh nên rèn luyện bằng cách nghe đi nghe lại những câu hỏi phát âm với giọng này để tránh cảm giác bối rối và khó hiểu.Bên cạnh đó,bài thi còn có thêm phát âm giọng Úc,Zealand,Canada, nhưng những phát âm này không khác biệt mấy so với giọng Mỹ đến nỗi thí sinh phải luyện tập riêng.
Hãy tận dụng 1 phút 35 giây.
Thời gian dành cho phần hướng dẫn dài hơn 20 giây so với TOEIC cũ.Trước khi nghe câu”now let us begin Part 1 with question number 1″.,hãy đọc câu hỏi và các lựa chọn trả lời cho sẵn của Part 3 hoặc trả lời câu hỏi cho Part 5 trong khoảng thời gian một phút 30 giây đó,hãy nhớ rằng người nào ngồi nghe hướng dẫn mà không tận dụng thời gian thì không thể đạt điểm cao.
Tập trung chú ý ,dù là chi tiết nhỏ nhất.
Bài thi thường đặt ra những câu hỏi về những chi tiết nhỏ nhặt mà bạn ít khi để ý đến trong bức hình,vì vậy điều quan trọng là bạn phải quan sát bức hình một cách chính xác đến từng chi tiết.Chẳng hạn ,giữa bức hình có một chiếc thuyền thả neo trong bến cảng,ở góc trái bức hình có vài ngọn đèn đường,nhưng lựa chọn câu trả lời đúng lại là mô tả những ngọn đèn đường đó.
Working/walking?/writing? riding?
Ở part 1 thường có những câu hỏi về từ có cách phát âm tương tự nhau hoặc từ đồng âm khác nghĩa.Những cách diễn đạt ở dạng này là : copy(photocopy)/coffee( cà phê),duck(con vịt)/ dock(bến tàu),filed(sắp xếp giấy tờ)/piled( được chất thành đống),setting(bố trí)/sitting ( ngồi),pass( đi ngang)/path( lối mòn)…
Hãy sử dụng phương pháp loại suy.
Nói một cách dễ hiểu,phương pháp loại suy là cách loại trừ câu trả lời sai.Lăng nghe từng lựa chọn trả lời,nếu cho rằn lựa chọn nào đó hoàn toàn không liên quan thì hay kiên quyết đặt dấu X và bỏ qua ,lựa chọn nào bạn thấy không chắc chắn đánh dấu O.Điều quang trọng là nếu bạn cho rằng (A) là lựa chọn đúng ,bạn cũng phải nghe đến (D) và áp dụng chính xác phương pháp loại suy.
Chúc bạn đạt điểm tối đa phần này.