8. Tại sao nghe luôn khó?
Nếu bạn đang cảm thấy mình bị yếu kỹ năng nghe thì cũng đừng trách mình. Nó dường như là kỹ năng dễ nhất nhưng lại gây mệt mỏi khi học nhất. Cái cách bạn được dạy ở trường đối lập hoàn toàn với cách người Anh nói. Do đó đừng hỏi tại sao học nó lại thấy chán như vậy.
Do đó khi bạn nghe ai đó nói: “Do you want to pass me that bag?” bạn lại nghe được là “Djuwanapassmethabag?” Chính điều này làm bạn phát điên lên khi học nghe. Thêm vào đó thi thoảng người nói còn có những từ như "like," "uhh," and "umm,". Do đó khi bạn nghe tiếng Anh thực tế ngoài đời, hãy nhớ rằng hầu hết họ sử dụng những tiếng lóng.
9. Hãy nói chuyện
Nghe một cách chủ động là điều tốt. Nhưng tương tác khi nghe còn tốt hơn nữa. Nếu bạn muốn nghe tiếng Anh tốt bạn phải đặt những câu hỏi. Theo cách này bạn làm chủ được cuộc nói chuyện khi giao tiếp. Bạn càng nghe những đoạn hội thoại với nhiều người khác nhau bạn càng dễ dàng hiểu chúng hơn. Tiếng Anh có rất nhiều giọng mà bạn cảm thấy nhiều khi không hiểu được người nói. Hãy kiên nhẫn! Bạn sẽ dần dần quen với những giọng này theo thời gian. Những người nói tiếng Anh vẫn phải chỉnh sửa cho nhau cách nói chuyện nữa cơ mà.
10. Xem TV, phim, podcasts và những thứ khác
Trong khi nói chuyện và nghe một cách chủ động là tốt, thì việc học một cách thụ động cũng tốt không kém. Hãy bật TV lên và nghe. Cố gắng bỏ phụ đề đi. Nếu bạn có thể ghi lại những chương trình này và xem lại sau đó thì càng tốt. Theo cách này bạn sẽ tiến bộ rất nhanh. Nghe radio khi học tiếng Anh cũng rất tốt, giúp cho bạn luôn bị nhấn chìm trong môi trường tiếng Anh. Nhưng cách tốt nhất là kiếm một bộ phim và xem đi xem lại cho tới khi bạn không thấy lo lắng vì không hiểu họ đang nói gì nữa, kể cả những thứ nhỏ nhất, những tiếng lóng, ký hiệu.
11. Trao đổi kiến thức với bạn bè
Nếu bạn có một người nói tiếng Anh đang cố gắng học tiếng của bạn, hãy trao đổi vốn kiến thức cho nhau. Bạn nói tiếng Anh còn người kia nói tiếng mẹ đẻ của bạn. Bạn có thể nói chuyện trong lúc uống cà phê và giải trí.
NẾu điều này là không thể, hãy tìm một vài người bạn đang muốn luyện tập nói tiếng Anh. Mặc dù luyện tập với những người không nói tiếng Anh chính hiệu không phải là lý tưởng nhưng vẫn còn tốt hơn là bạn chẳng luyện tập gì. Bạn sẽ cảm thấy ít hồi hộp hơn khi đứng trước họ và có thể học những điểm mạnh từ nhau.
12. Nghe nhạc tiếng Anh
Học các lời bài hát bạn yêu thích có thể làm tăng vốn từ vựng của bạn. Điều này cũng rất vui và khiến bạn có động lực học nữa. Bạn có thể học những từ mới, mở rộng vốn kiến thức mà không hề hay biết. Tuyệt hơn nữa là bạn có thể thể hiện khi đi hát karaoke. Hãy làm quen với những bài hát có giai điệu chậm và rõ ràng. Các bài hát của The Beatles và Elvis rất dễ hát theo. Tập trung vào những bản ballad trước còn rap thì có thể học sau.
13. Cải thiện kỹ năng viết
Để làm tốt điều gì, bạn trước hết phải làm nó trước. Bạn phải làm đi làm lại chúng cho tới khi thành thục. Do đó hãy viết, viết mọi ngày. Đó có thể là viết nhật ký hoặc thậm chí là viết sách. Chỉ cần có bút và giấy là có thể viết được.
Hãy đặt những cuốn vở tại góc học tiếng Anh của bạn, điều này giúp bạn cảm thấy có động lực hơn.
14. Kiểm tra lại
Tuy nhiên sẽ là vô ích nếu bạn viết rất nhiều mà không kiểm tra lại. Nếu bạn muốn học tốt tiếng Anh, bạn có 2 lựa chọn sau:
- Internet. Đây là nơi rất tuyệt vời để học. Những trang như italki.com và lang-8 có thể sửa những lỗi này cho bạn miễn phí.
- Bạn bè. Tất nhiên, cách tốt nhất là viết email cho họ và nhờ họ sửa hộ.
15. Học thêm những cụm từ (phrases)
Nếu bạn viết như một đứa bé 6 tuổi, không quan tâm tới việc sửa lỗi, thì nó vẫn giống như một đứa trẻ 6 tuổi viết. Điểm khác biệt duy nhất giữa một đứa bé 6 tuổi học tốt ngữ pháp và một người lớn 20 tuổi là vốn từ của họ. Do đó mỗi khi gặp một cụm từ mới, hãy viết nó ra và tìm cách sử dụng chúng sau.
Một cách rất tốt là ghép chúng với những từ, câu khác. Ví dụ học được từ “get merried” là rất tốt, nhưng nếu học được “get merried to someone” thì còn tốt hơn. Do đó bạn sẽ không dùng sai với cụm từ kiểu “get merried with”. Nếu bạn nói “received a cold” bạn sẽ bị rất nhiều người ngạc nhiên, nhưng điều này sẽ không xảy ra nếu bạn nói “caught a cold”
16. Đừng coi thường những thứ nhỏ
Hãy thật cẩn thận và chính xác khi luyện viết. Sử dụng các dấu cách, dấu chấm phẩy, chữ cái viết hoa một các phù hợp.
Trừ khi bạn là một cô bé 15 tuổi, đừng bao giờ soạn những tin nhắn kiểu như You thì viết là u, for viết là 4, 2 thì dùng thay cho các từ to hoặc too… Bạn chẳng tiến bộ trong việc học viết tiếng Anh tí nào theo cái lối viết này.
17. Sử dụng các tiện ích từ internet
Có rất nhiều các website có những trò chơi tiếng Anh, những bài viết dễ đọc và những bài tập tăng cường những kỹ năng của bạn. Dưới đây là một vài trang * muốn giới thiệu
- Anki: Là một trò chơi dạng flash card. Bạn có thể học những bài tập cơ bản ở đây.
- OneLook: một dạng từ điển bạn có thể tìm và định nghĩa và sau đó dịch chúng. Nó cũng có cả tính năng từ điển ngược nơi bạn có thể gõ khái niệm thay vì từ.
- EnglishForum: Một nơ rất tốt để đặt những câu hỏi và nói chuyện với người khác.
18. Luôn luôn sửa những lỗi khi viết
Ý của chúng tôi là không phải chỉ bằng cách nhờ người khác sửa như đã nói ở trên, mà bạn cũng phải tự mình sửa bằng cách viết lại chúng. Nếu bạn chỉ viết và nhờ người khác sửa hộ, bạn sẽ không bao giờ hiểu thực sự lỗi của bài viết là gì và làm thế nào để sửa chúng.
Một khi bạn đã sửa một đoạn viết nào đó, hãy viết một cái gì khác vào ngày tiếp theo bằng cách sử dụng những câu bạn đã sửa ngày hôm trước. Bằng cách này bạn có thể tự chứng mình với mình rằng bạn đã tiến bộ và thực sự chú ý tới những lỗi trước đây, và chắc chắn không lặp lại chúng nữa.
Bạn tiến bộ hơn và cảm thấy tự tin hơn!